Hỏi:
Chào moi người, vì sao bưng con đi xét nghiệm máu thấy không thiếu canxi mà con vẫn không cao lớn vậy ạ?
- Câu hỏi của Nguyễn Mai trong Hội các mẹ tăng chiều cao cho con -
Trả lời:
Với câu hỏi trên, đã có nhiều câu trả lời cũng như tranh luận ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Miu's Hiền:
Nguyễn Trọng Tín:
Tran Thanh Nguyen:
Hòa Lê:
Vậy, đâu mới thực sự là câu trả lời đúng cho câu hỏi "Tại sao đưa con đi xét nghiệm máu thấy không thiếu canxi mà con vẫn không cao lớn?" Trước hết, hãy cùng xem xét nghiệm máu có thực sự giúp chẩn đoán thiếu canxi ở trẻ hay không nhé.
Tranh cãi về việc xét nghiệm máu giúp chẩn đoán thiếu canxi ở trẻ, Bác sĩ Tô Quang Huy đã chia sẻ:
"Canxi tham gia vào rất nhiều chức năng sinh học của cơ thể :giúp cơ vận động, tim hoạt động. Nó giống như đương huyết( glucose máu) vậy. Khi trong máu bị hạ nó sẽ huy động từ các nguồn dự trữ( canxi lấy từ xương). Vì vậy trên xét nghiệm máu rất khoa thấy canxi hạ chuẩn. Khi bé bị hạ canxi máu thì nguy hiểm ngay giống như tụt đường huyết vậy. Bé co cứng cơ, tim đập chậm , rối loạn mạch... Vì vậy bác sĩ thường dựa bào triệu chứng bé là chính, như:
1, Rối loạn thần kinh thực vật: Bé đổ mồ hôi trộm. Bé bứt dứt khó ngủ ( do cảm giác như kiến bò trong xương , cơ)
2, Bé bị biến dạng xương: cong , vẹo, to đầu cương dài..
3, Bé hay hị nấc , giật mình.
ĐỪNG ĐỂ BÉ CÒI XƯƠNG KHI ĐÓ BỔ SUNG HOẶC ĐIỀU TRỊ MỆT ĐÓ."
( Ba mẹ có thể xem bài viết của Bác sĩ TẠI ĐÂY nhé)
Bên cạnh đó, bố mẹ cần biết rằng chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ riêng thiếu canxi. Nếu trẻ bị "chững" chiều cao thì bố mẹ cần xem xét các yếu tố như:
+ Tiền sử gia đình có tầm vóc thấp
Nếu cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình có tầm vóc thấp thì trẻ cũng sẽ phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Tình trạng tăng trưởng chậm do tiền sử gia đình không phải là một vấn đề y tế mà chỉ đơn giản là do di truyền.
+ Sự chậm trễ tăng trưởng tự nhiên
Trẻ em mắc chứng này thường thấp hơn mức trung bình nhưng vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ bình thường. Tình trạng này có thể chẩn đoán thông qua việc xác định tuổi xương.
Nếu tuổi xương nhỏ hơn so với tuổi thật có nghĩa là xương của trẻ sẽ trưởng thành với tốc độ chậm hơn so với tuổi. Trẻ cũng có xu hướng dậy thì muộn hơn với bạn các bạn đồng trang lứa. Điều này có thể khiến chiều cao trẻ tăng chậm ở tuổi thiếu niên.
+ Ngủ ít, ngủ không đúng giờ
Giấc ngủ có tầm quan trọng không hề nhỏ với chiều cao. Vì vậy, dù là lý do gì dẫn đến thức khuya cũng sẽ khiến cho hàm lượng hormone tăng trưởng bị sụt giảm, làm ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng chiều cao.
Không muốn trẻ thấp lùn chỉ vì giấc ngủ thì ngay từ lúc này, bố mẹ nên tập thói quen giúp con đi ngủ sớm trước 10h bằng cách tạo không gian phòng ngủ thoáng đãng, ánh sáng vừa phải, không để con tiếp xúc với thiết bị điện tử, có thể cho con nghe một bản nhạc nhẹ, massage cho con hoặc đọc một mẩu truyện ngắn…
Thống kê còn cho thấy thiếu ngủ còn dẫn đến các tình trạng khác như tiểu đường và tăng huyết áp. Bất ngờ nhất là mối liên quan giữa ngủ không đủ giấc và tỷ lệ tử vong. Ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật.
+ Lười vận động
Không ngẫu nhiên lại có câu “Muốn khỏe mạnh thì phải tập thể thao”. Bởi việc tập thể thao thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như giúp gia tăng tế bào, mang lại cho chúng ta cảm giác ngon miệng, hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn. Tất cả điều này cộng hưởng lại sẽ mang đến cho người tập luyện thể thao một sức khỏe tốt, từ đó kích thích quá trình sản sinh hormone tăng trưởng, tạo điều kiện để chiều cao phát triển thuận lợi.
Hiện nay, có rất nhiều môn thể thao giúp tăng chiều cao có thể kể đến như: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, đạp xe… hay chỉ đơn giản là chạy bộ cũng góp phần không nhỏ trong việc làm săn chắc cơ bắp, giúp hệ xương phát triển tốt.
+ Hệ tiêu hóa hoạt động kém
Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Khi được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể trẻ cũng có đầy đủ tiềm năng để phát triển một cách tối đa.
Hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn, thẩm thấu dinh dưỡng để nuôi xương và cơ thể. Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng, từ đó khiến trẻ tăng trưởng chậm.
Ngoài ra, trẻ chậm phát triển chiều cao còn có thể xuất phát từ tình trạng lối sống không khoa học, môi trường sống không lành mạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao như dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ không được đáp ứng.
+ Chế độ ăn hằng ngày không hợp lý
Uống nước ngọt có ga
Một loại thức uống khá quen thuộc và được rất nhiều trẻ em ưa chuộng hiện nay phải kể đến nước ngọt có ga, tuy nhiên, loại thức uống tưởng chừng thơm ngon này lại gây nên không ít ảnh hưởng xấu cho chúng ta, tác hại dễ thấy nhất là: làm hại men răng, gây sâu răng, rối loạn tiêu hóa, làm hỏng niêm mạc dạ dày và điều đáng nói nhất là gây “kìm hãm” quá trình phát triển chiều cao của con người.
Nhiều thống kê đã cho thấy, có tới 60% số người uống nước ngọt có ga quá nhiều sẽ khiến cho hệ xương khớp kém phát triển. Bởi lẽ, trong các loại nước có ga chứa axit photphoric – một chất không chỉ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể mà còn “bào mòn” đi lượng canxi cần thiết trong xương khiến hệ xương suy yếu, kém phát triển, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp ở người cao tuổi.
Bên cạnh đó, trong nước ngọt có ga còn chứa khá nhiều lượng đường và khí carbon dioxide có thể khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, dẫn đến chán ăn, gây thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó tác động xấu đến các cơ quan chức năng trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển chiều cao của con người.
Thay vì cho con uống nước ngọt có ga, bố mẹ hãy cho trẻ uống các thức uống tự nhiên như nước ép trái cây để bổ sung các vitamin cần thiết giúp tăng chiều cao tốt nhất.
Trẻ ăn quá mặn, ngọt, nhiều dầu mỡ
Nếu như thức ăn quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm khả năng hấp thụ Canxi, vitamin D, kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ, tăng nguy cơ béo phì, dễ mắc phải các bệnh tim mạch thì thức ăn mặn cũng sẽ làm tăng sự bài tiết của khoáng chất qua đường tiết niệu, làm giảm sự hấp thu vitamin, khoáng chất cần thiết.
Đây đều là những nguyên nhân gây cản trở quá trình phát triển chiều cao mà bố mẹ cần thực sự lưu ý hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc mặn hết mức có thể, thay vào đó chú trọng đến việc cho con ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho chiều cao phát triển vượt trội.
+ Nguy cơ thiếu hormone tăng trưởng
Thiếu hormone tăng trưởng là tình trạng cơ thể trẻ không sản xuất hoặc phóng thích đủ hormone tăng trưởng để đáp ứng cho việc phát triển chiều cao đúng chuẩn theo tuổi và giới. Mặc dù thiếu hormone tăng trưởng không ảnh hưởng đến sức khỏe và trí thông minh của trẻ, nhưng chiều cao quá thấp đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành sẽ khiến trẻ dễ mặc cảm, tự ti với bạn bè đồng trang lứa.
KẾT LUẬN: Như vậy, có thể thấy chỉ xét nghiệm máu là chưa đủ kết luận bé thiếu canxi và chỉ riêng bổ sung canxi là chưa đủ để giúp bé phát triển chiều cao toàn diện. Chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vận động, sinh hoạt, giấc ngủ, môi trưởng cho bé...ba mẹ cần can thiệp hài hòa các yếu tố này để giúp trẻ tối đa chiều cao.
Bên cạnh đó, để trẻ không thiếu canxi, ba mẹ có thể bổ sung canxi Bestical dự phòng 1 năm 2-3 đợt, mỗi đợt 2-3 tháng giúp hỗ trợ con phát triển chiều cao tốt hơn nhé!
Nếu ba mẹ còn thắc mắc gì hãy nhắn tin cho Canxi Bestical để được tư vấn kỹ hơn.
Comments