top of page
Ảnh của tác giảBestical

Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Nguy Cơ Còi Xương, Nhất Là Khi Có Những Dấu Hiệu Này

Trẻ bụ bẫm nhưng khi đi khám dinh dưỡng lại bị bác sĩ chẩn đoán là còi xương. Đây chính là lý do ba mẹ cần phải nắm rõ giúp phát hiện tình trạng của trẻ sớm hơn.


Để nhận biết trẻ còi xương thể bụ, ba mẹ hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Còi xương thể bụ bẫm là gì?

Còi xương thể bụ là do sự thiếu Vitamin D, Canxi hoặc Phospho trong cơ thể. Bệnh còi xương nói chung khiến trẻ bị thấp lùn, cơ bắp mềm nhão, suy yếu, hệ xương trở nên dị dạng, ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bệnh còi xương thể bụ cũng là một trong những thể nghiêm trọng của bệnh còi xương. Còi xương thể bụ có những dấu hiệu khó phát hiện hơn so với bệnh còi xương thông thường do vậy các bậc phụ huynh không thể chủ quan.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương thể bụ bẫm

Trẻ còi xương thể bụ bẫm thường khá khó phát hiện do nhìn bề ngoài trẻ có vẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, cha mẹ sẽ vẫn có thể phát hiện ra những điểm bất thường cho thấy dấu hiệu của bệnh trên cơ thể con.

2.1 Tăng cân đều đặn nhưng chậm phát triển chiều cao

Trẻ còi xương thể bụ vẫn tăng cân đều đặn, tuy nhiên tăng chiều cao rất chậm, hoặc có thể ngừng tăng chiều cao trong vài tháng liên tiếp. Với trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, cần tăng từ 3 - 4cm mỗi tháng trong 3 tháng đầu, trong các tháng tiếp theo tăng duy trì ở mức 1,5 - 2cm thì mới đạt tiêu chuẩn.

Đây là một trong những dấu hiệu rất dễ nhận biết mà phụ huynh có thể theo dõi và phát hiện qua tốc độ phát triển chiều cao hằng tháng của con. Từ sự theo dõi này phụ huynh có thể nắm rõ về tình trạng sức khỏe của bé để từ đó có những biện pháp khắc phục nhanh chóng.

2.2 Chậm mọc răng

Canxi tham gia trực tiếp vào sự phát triển của răng. Vì vậy, khi thiếu canxi ở trẻ thường có dấu hiệu mọc răng chậm hơn so với độ tuổi trung bình. Thời gian răng mọc cũng lâu hơn, răng có vẻ yếu và dễ bị sâu. Phụ huynh nên theo dõi các dấu hiệu này để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

2.3 Rụng tóc vành khăn

Còi xương thể bụ bẫm ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện của việc rụng tóc và gây rối loạn chuyển hoá Canxi khá rõ nét ở cơ thể trẻ nhỏ. Đặc biệt với những bé được mẹ cho nằm nhiều tường có dấu hiệu tóc rụng một vòng quanh đầu theo hình vành khăn.



2.4 Vòng đầu phát triển hơn vòng ngực khá nhiều

Theo các chuyên gia, trong thời gian 6 tháng đầu đời, trẻ sở sinh có chu vi vòng đầu lớn hơn khoảng 2cm so với ngực. Từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi, chu vi vòng đầu và giọng ngực có kích cỡ bằng nhau. Bắt đầu từ 2 tuổi trở đi, chu vi vòng ngực của bé lớn hơn vòng đầu rất nhiều.

Vì vậy, nếu phát triển trẻ có vòng đầu lớn hơn vòng ngực ở thời gian sau, rất có thể bé đã bị còi xương do tình trạng thiếu Canxi khiến khung xương kém phát triển gây ra hiện tượng này.

2.5 Chân vòng kiềng, chân đi chữ bát

Thiếu hụt Canxi khiến xương trong cơ thể trẻ bị suy yếu, mềm, không chịu được lực. Do đó, xương chân thường có xu hướng bị cong lại, tạo ra tình trạng “chân vòng kiềng”. Khi trẻ biết tập đứng và tập đi, trẻ sẽ có dáng đi chân kiểu chữ bát khá xấu, không vững vàng, trẻ dễ ngã.

2.6 Hay bị co giật (do bị hạ Canxi huyết)

Canxi chiến 99% trong xương và chỉ 1% trong máu. Do đó, nếu thiếu Canxi sẽ dẫn tới tình trạng Canxi hòa tan trong máu giảm, gây ra tình trạng co giật, ngất xỉu do bị hạ canxi máu.

Tuy nhiên, để kiểm tra chính xác trẻ có bị còi xương hay ko, cần cho trẻ tới bệnh viện để chụp X- quang và xét nghiệm máu đưa đưa ra kết luận cuối cùng. Phụ huynh không nên tự phỏng đoán rồi tự mua thuốc cho con uống mà nên đưa bé đi làm xét nghiệm kiểm tra để có phương pháp điều trị hợp lý hơn.


3. Lý do tại sao trẻ bụ bẫm vẫn bị còi xương

Trẻ mặc dù nhìn bề ngoài cân nặng của con có vẻ dư thừa, bé bụ bẫm nhưng phần lớn lại bị thiếu hụt vitamin D, canxi. Điều này có thể do chế độ dinh dưỡng của bé không đủ chất, đặc biệt là vitamin D, canxi,…Điều này có thể hiểu tương tự như suy dinh dưỡng thể phì (béo phì mà vẫn thiếu chất) bởi bé ăn nhiều nhưng chưa đủ chất.

Ngoài ra, những trẻ dư cân nhu cầu canxi, phospho, vitamin D thường cao hơn so với trẻ bình thường vì lúc này để chống đỡ cơ thể mập mạp của con thì bộ xương của bé cần được bổ sung phù hợp. Nếu không bổ sung hợp lý, số cân nặng dư thừa sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ thống xương non nớt của trẻ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn không cân đối (quá mặn hay quá nhiều chất đạm làm đào thải vitamin D qua nước tiểu), trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ bị còi xương. Những trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng cũng gây tình trạng loạn chuyển hóa, ức chế hấp thu calci, làm cho tình trạng thiếu canxi trở nên trầm trọng hơn.

Trẻ còi xương thể bụ nếu không được điều trị kịp thời, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Đồng thời lâu dài dẫn đến các bệnh cơ xương khớp, thoái hoá khớp, gù vẹo cột sống, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến việc sinh đẻ sau này đối với bé gái do bị hẹp khung chậu.

4. Cải thiện trẻ còi xương thể bụ như nào?

4.1 Cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn

Phụ huynh thường quá chú trọng bổ sung đạm, chất béo mà quên mất các Vitamin khoáng chất cũng rất cần thiết, khiến bé bị phát triển lệch, ngoại hình mũm mĩm trong khi thực tế bé bị còi xương.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp cho trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, chất béo, Vitamin và khoáng chất. Trong đó, đối với trẻ còi xương thể bụ bẫm, cần giảm lượng đạm, đường, chất béo và tăng thành phần Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là nhóm Canxi, Vitamin D3, Phospho, MK7.

Một số thực phẩm mà phụ huynh nên tăng cường bổ sung để điều trị còi xương cho trẻ gồm có:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua.

  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ.

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt.

  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, rau súp lơ.

  • Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ…

  • Các loại cá, đặc biệt là cá ngừ, cá hồi, cá mòi…

  • Nước cam và một số loại quả mọng khác như dấu, kiwi, chuối.

4.2 Bổ sung Canxi và Vitamin D3, K2

Bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm thôi là chưa đủ, vì cơ thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 50% thông qua chế độ ăn mà thôi. Trong điều trị cho trẻ còi xương, phụ huynh nên tăng cường bổ sung chất cho bé thông qua các thực phẩm chức năng và thuốc bổ để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho con.

  • Canxi: Có vai trò củng cố và xây dựng xương răng chắc khoẻ, tăng trưởng chiều cao.

  • Vitamin D3: Có vai trò vận chuyển Canxi từ thành ruột vào máu.

  • Vitamin K2 vitaMK7: Tiếp nhận, đưa Canxi đang có trong máu vào tận từng xương và các cơ quan khác, nhanh chóng khắc phục các lỗ hổng trong xương, giúp quá trình điều trị còi xương hiệu quả hơn.

Đây là bộ 3 hoàn hảo không thể thiếu trong quá trình chăm sóc thể chất cũng như điều trị bệnh còi xương nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Ba mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sản phẩm có chứa bộ 3 này như CANXI BESTICAL - CANXI SINH HỌC ĐẦU TIÊN KẾT HỢP D3K2VITAMK7 TỪ CHÂU ÂU.

Ba mẹ còn thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi bên dưới để được dược si chuyên môn từ Canxi Bestical giải đáp thêm nhé.


94 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


hop .png
hop .png
bottom of page